Tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa trước năm 1978 Chiến_dịch_CQ-88

Tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam

Trước năm 1975

Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa dựa trên các luận cứ về hành động chiếm hữu thực tế, quản lý liên tục và hòa bình dưới các triều đại phong kiến. Việt Nam tuyên bố các sử liệu về sự công nhận của các giáo sĩ, nhà hàng hải từ các quốc gia châu Âu, các quốc gia trên thế giới về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Các sử liệu cổ của Việt Nam ghi chép rằng các địa danh như Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn Lý Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn Lý Trường Sa đã thuộc lãnh thổ của Việt Nam từ thế kỉ 17 và sớm hơn.

Năm 1884, Pháp chiếm toàn bộ Đông Dương làm thuộc địa, trong đó có Việt Nam và tiếp nhận quản lý quần đảo Trường Sa. Tháng 7-1927, Pháp cho tàu khảo sát quần đảo Trường Sa. Tháng 4-1930, hải quân Pháp treo quốc kỳ Pháp lên đảo Trường Sa Lớn. Ngày 23-9-1930, Pháp thông báo cho các cường quốc khác rằng họ đã làm chủ quần đảo Trường Sa. Tất cả các nước được thông báo (trừ Nhật Bản) đều không đưa ra tuyên bố phản đối nào. Ngày 21-12-1933, Thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập số đảo trên và "các đảo phụ thuộc" vào địa phận tỉnh Bà Rịa thuộc Liên bang Đông Dương.

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đế quốc Nhật Bản thiết lập quyền quản lý quần đảo Trường Sa. Sau khi Nhật Bản thua trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 8-9-1951, Nhật Bản ký vào Hiệp ước San Francisco trong đó có đoạn Nhật cam kết từ bỏ mọi quyền đối với quần đảo Trường Sa. Cũng tại Hội nghị San Franciso, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam đã tuyên bố rằng hai quần đảo Hoàng SaTrường Sa là lãnh thổ Việt Nam (thuộc Liên hiệp Pháp). Không một đại biểu nào trong hội nghị phản đối tuyên bố này.

Năm 1954, theo Hiệp định Genève, lãnh thổ và các vùng biển ở Việt Nam nằm ở phía nam vĩ tuyến 17 do Liên hiệp Pháp kiểm soát. Ngày 1-6-1956, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng hòa Vũ Văn Mẫu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Từ năm 1961 đến năm 1963, bia chủ quyền của Việt Nam đã được dựng tại các đảo Trường Sa, An Bang, Thị Tứ, Loại Ta, Song Tử Đông và Song Tử Tây. Ngày 6-9-1973, Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy (nay thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tháng 2 và tháng 3-1974, Quân đội Việt Nam Cộng hòa tiến hành Chiến dịch Trần Hưng Đạo 48 đưa quân bảo vệ các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh TồnTrường Sa Lớn trên quần đảo Trường Sa.

Sau năm 1975

Từ ngày 14 đến ngày 28-4-1975, các lực lượng hải quân của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông, Quân đội Việt Nam Cộng hòa đầu hàng và Việt Nam tiếp tục việc chiếm giữ các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa Lớn trên quần đảo Trường Sa. Ngày 12-5-1977, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trong đó có tuyên bố chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân sự kiện Liên Hợp Quốc thông qua Công ước về luật biển năm 1982, ngày 12-11-1982 Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam và tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc

Tuyên bố của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)

Trung Hoa Dân Quốc cho rằng quần đảo Trường Sa đã từng là một phần của Trung Quốc trong gần 2.000 năm và đưa ra các đoạn trích trong các thư tịch cổ cũng như các bản đồ từ thời nhà Hán, nhà Đường, nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Thanh mà theo họ là có nhắc tới quần đảo Trường Sa. Hiện vật khảo cổ như những mảnh đồ gốm Trung Quốc và tiền cổ được tìm thấy ở đó cũng được Trung Quốc sử dụng nhằm chứng minh cho tuyên bố của mình.

Sau sự kiện Pháp tiếp quản quyền chiếm hữu quần đảo Trường Sa từ tay Nhà Nguyễn, vào năm 1933, Trung Hoa Dân quốc đã vẽ lại các bản đồ Trung Quốc, theo đó mở rộng đường giới hạn (vẽ bằng nét liền) tại biển Đông xuống khu vực giữa vĩ tuyến 7° Bắc và vĩ tuyến 9° Bắc nhằm tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa là thuộc về Trung Quốc. Tháng 2-1948, Cục Phương vực thuộc Bộ Nội chính Trung Hoa Dân quốc phát hành tập "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân quốc" với phụ lục "Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải" có vẽ đường 11 đoạn ám chỉ chủ quyền biển của Trung Quốc lên hơn 75% diện tích Biển Đông, bao trùm lên bốn nhóm quần đảo, bãi ngầm lớn trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield. Năm 2003, người đứng đầu chính quyền Đài Loan Tổng thống Trần Thủy Biển đã tuyên bố từ bỏ yêu sách này.

Trung Quốc chuẩn bị chiếm Trường Sa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau khi thành lập năm 1949 vẫn xác định cương vực trên biển Đông dựa theo "đường mười một đoạn" của Trung Hoa Dân quốc, đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, trở thành "đường 9 đoạn". (Ngày 12 tháng 7 năm 2016, tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở The Hague, Hà Lan đã bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc, phía Trung Quốc nói phán quyết “không có giá trị” vìToà trọng tài không có quyền tài phán đối với chủ quyền các quốc gia). Sau khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng hòa vào năm 19561974, Trung Quốc tích cực chuẩn bị chiếm quần đảo Trường Sa cả về pháp lý và quân sự.

Trong phiên đàm phán đầu tiên giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ sau Chiến tranh 1979, ngày 30-4-1979, Trung Quốc đưa ra tuyên bố đòi Việt Nam phải thừa nhận các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là "một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Trung Quốc" và Việt Nam phải rút quân ra khỏi các đảo thuộc quần đảo Trường Sa như điều kiện tiên quyết để bình thường hóa quan hệ. Phía Việt Nam bác bỏ yêu sách này. Trong vòng 2 được tổ chức ở Bắc Kinh vào tháng 6-1979, Trung Quốc tiếp tục đưa ra các luận điểm này, sau khi không đạt được các yêu sách chủ quyền, họ đã bỏ các cuộc đàm phán, mặc dù phía Việt Nam nhiều lần đề nghị nối lại các vòng đàm phán tiếp theo.

Từ năm 1980, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Lưu Hoa Thanh đã tăng cường binh lực cho Hạm đội Nam Hải. Hơn 30 tàu khu trục, tàu hộ vệ tên lửa, tàu pháo, tàu phóng lôi, tàu vớt mìn, tàu đổ bộ, tàu vận tải và tàu ngầm đã được tăng cường xuống căn cứ Trạm Giang. Các bến tàu như Du Lâm, Tam Á, Hải Khẩu và sân bay Linh Thủy trên đảo Hải Nam được nâng cấp thành các căn cứ quân sự và hậu cần. Hải quân Trung Quốc đã thành lập lực lượng lính thủy đánh bộ đầu tiên (Lữ đoàn 1) và tích cực tập luyện tác chiến phối hợp hải - lục - không quân.

Tháng 1-1980, các máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã bay tuần tra trên quần đảo Trường Sa. Tháng 4-1982, Trung Quốc gây ra vụ đụng độ với tàu hải quân Việt Nam ở Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa gần cửa vịnh Bắc Bộ nhằm thăm dò thực lực của Hải quân Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm 1980-1985, Liên Xô đã duy trì một lực lượng hải quân và không quân rất mạnh ở Biển Đông với căn cứ Cam Ranh nên Trung Quốc chưa mạo hiểm động binh đánh lớn.[1]

Tuyên bố Nhóm đảo Kalayaan và các hoạt động chiếm đảo của Philippines

Philippines dựa trên các luận điểm đất vô chủ (terra nullius) và khoảng cách địa lý gần với các đảo chính của nước này để tuyên bố chủ quyền đối với Nhóm đảo Kalayaan, bao gồm tới 85% số thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa. Năm 1978, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos ký Sắc lệnh số 1596 quy định phần lớn các thực thể địa lý ở Kalayaan đều nằm trên rìa lục địa của quần đảo Philippines.

Lợi dụng quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn đang đối phó với Chiến dịch Xuân Mậu Thân của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, Philippines đưa một trung đội bộ binh (40 lính) chiếm đảo Thị Tứ, đảo lớn thứ hai ở quần đảo Trường Sa. Năm 1983, Philippines khởi công xây dựng sân bay ở đảo này và đưa dân ra đây sinh sống. Cũng trong năm 1968, Philippines chiếm đảo Song Tử Đông. Năm 1984, Philippines xây một ngọn đèn biển tại Song Tử Đông.

Đến năm 1970, quân đội Philippines đã tổ chức chiếm giữ đảo Loại Ta, đảo Bến Lạc, đảo Bình Nguyên, đá Cá Nhám và cồn An Nhơn. Trong đó, Bến Lạc (Đảo Dừa) là đảo lớn thứ ba và Loại Ta là đảo lớn thứ 10 ở quần đảo Trường Sa. Gần một năm sau, thế giới mới biết đến các cuộc hành quân này của quân đội Philippines.[2] Năm 1974, quân đội Philippines tiếp tục chiếm đóng thêm đảo Vĩnh Viễn. Năm 1980, Philippines tiếp tục chiếm đóng đá Công Đo.

Tuyên bố của Malaysia

Trước năm 1983, Malaysia chỉ tuyên bố về chủ quyền của mình trên biển bằng các văn bản, giấy tờ, bản đồ. Trong các năm 19661969, Malaysia đã thông qua Đạo luật về Thềm lục địa quốc gia. Ngày 3-2-1971, Đại sứ quán Malaysia tại Sài Gòn gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa để chất vấn về việc sở hữu hay yêu sách các "đảo" nằm trong khoảng giữa vĩ tuyến 9° Bắc và kinh tuyến 112° Đông "thuộc" lãnh thổ nước Cộng hòa Morac-Songhrati-Meads, một quốc gia không dược quốc tế công nhận do Đại tá hải quân người Anh James George Meads lập ra vào thập niên 1870 tại khu vực quần đảo Trường Sa. Ngày 20-4-1972, Sài Gòn có công hàm trả lời khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Năm 1979, Malaysia xuất bản một tấm bản đồ mang tựa đề "Bản đồ Lãnh hải và các ranh giới thềm lục địa" để xác định thềm lục địa và đưa ra yêu sách chủ quyền đối với tất cả các thực thể nổi lên từ thềm lục địa đó. Tháng 4 năm 1980, Malaysia tuyên bố yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế nhưng không xác định ranh giới cụ thể. Chỉ đến năm 1983, Malaysia mới có hành động chiếm cứ thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa bằng lực lượng vũ trang.